. Những cách vận chuyển hải sản sống bằng đường hàng không
Có nhiều cách vận chuyển hải tươi sống đi xa, tuy nhiên yếu tố ngoài vẫn phải phụ thuộc vào việc hải sản có độ tươi sống như thế nào. Ví dụ:
– Cá: chọn những con đang bơi, khỏe mạnh, nếu bơi yếu thì không nên chọn, một số loại cá ta có thể thử độ tươi của cá bằng cách nhấn vào thịt cúa nó, nếu thịt của nó đàn hồi về trạng thái ban đầu thì độ tươi ngon của chúng còn cao. Nếu thời gian thịt cá trở về trạng thái ban đầu lâu thì độ tươi đã giảm nhiều.
– Cua: Thân cua có màu xám đục, thân chắc chắn, dùng tay ấn vào yếm thấy chắc chắn là được.
– Ghẹ: ghẹ càng xanh nhiều thịt và bổ dưỡng, khi chọn ghẹ bạn nên chú ý đến phần thân và yếm. Ghẹ gạch còn tươi thường có màu vàng và yếm to, ghẹ thịt còn tươi thì có yếm nhỏ và sắc.
– Tôm: chúng ta nên chọn những con tôm còn bơi, màu xanh và nhảy khỏe.
– Mực: mực thường ít còn sống khi vận chuyển, tuy nhiên để vận chuyển được nhưng con mực còn tươi, chúng ta phải chọn những con mực có màu trong suốt.
– Nghêu, sò, ốc: loại này nếu còn sống thì miệng chúng nhanh chóng đóng lại, và rất khó để cạy ra, và thường không có mùi tanh. Nếu ngêu sò có mùi, khó cạy miệng thì cũng không nên mua vì chúng ta chết.
Hiện tại có 2 cách vận chuyển hải sản tươi sống đi xa, đối với các loại hản sản như tôm, cua, ghẹ – dân trong nghề dùng phương pháp gọi là “sốc nhiệt”, tức là thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột để cho chúng ngủ đông, hoặc gây mê bằng thuốc cá để các tê liệt và ngủ trong thời gian dài. Hải sản chủ yếu đựng trong thùng xốp, ít khi được đóng gói vào khay xốp, hút chân không. Nếu để trong thùng xốp thì cần phải quấn băng keo quanh miệng thùng.
2. Nguyên tắc vận chuyển hải sản bằng đường hàng không
Vận tải hàng đông lạnh đi xa, đặc biệt là đường hàng hải đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian và các thiết bị kỹ thuật hiện đại. Phương thức này đòi hỏi kiểm soát nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển, thời gian giao hàng phải nhanh. Muốn chuyển hải sản đi nhanh thì chủ hàng, chủ xe cần phải chuẩn bị những điều kiện tiên quyết sau:
– Phải có xe tải chuyên dụng chở hàng đông lạnh.
– Có máy làm lạnh, đảm bảo nhiệt độ thích hợp mọi lúc mọi nơi, đây là điều kiện quan trọng nhất.
– Thời gian vận chuyển phải được tối ưu, nói cách khác, thời gian vận chuyển phải được rút ngắn tối đa.
– Phải có thiết bị hỗ trợ cung cấp oxy trong suốt quá trình vận chuyển.
3. CÁCH ĐÓNG HÀNG TƯƠI SỐNG VẬN CHUYỂN BẰNG MÁY BAY
Bên trong thùng hải sang khi mang lên máy bay không được chứa đá hay nước (đây là một trong những quy định về việc mang hải sản lên máy bay của tất cả các hãng hàng không do đá tan ra sẽ thành nước và trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa khi rung lắc thì nước từ thùng này sẽ chảy sang thùng khác gây ra ướt hành lý của khách hàng).
+ Khi tới sân bày làm thủ tục, bạn gửi hành lý ký gửi bằng thùng xốp trong có hải sản cho nhân viên làm thủ tục check in. Khi đó nhân viên sẽ hỏi trong thùng có chứa những gì thì bạn cần phải khai báo thật là thùng hải sản, để họ kiểm tra trong thùng có nước hay không bằng việc lắc hoặc lật ngang thùng, lật úp thùng để xem nước chó thoát ra ngoài không.
+ Nước không thoát ra ngoài từ thùng xốp thì nhân viên sẽ chủ động làm check in cho bạn, và kiểm tra xem thùng có mùi thoát ra từ đó không. Khi thùng không có mùi gì thoát ra tức là bạn có thể mang hải sản tươi sống qua máy bay bằng hành lý ký gửi thành công rồi.
+ Với trường hợp, thùng xốp bị rỉ nước hoặc có mùi tanh thì bạn phải mang ra ngoài bộ phận đóng thùng của sân bay để nhờ nhân viên trên sân bay đóng lại hàng cho mình sang thùng xốp khác và cần lưu ý bảo họ bịt thật kín thùng xốp lại.
Trên đây là những hướng dẫn của chúng tôi chia sẻ với bạn về cách mang hải sản tươi sống lên máy bay thuận lợi nhất. Mong rằng với những chia sẻ này, sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thuận lợi nhất. Nếu bạn còn gặp vấn đề gì bất chắc hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được tư vấn kỹ lưỡng nhé HOTLINE 0987.384.476 – 0767.42.8888